Ở thời điểm này, chúng ta có thể ghi nhận rằng Việt Nam không còn ở giai đoạn phục hồi nữa, mà đang tồn tại trong trạng thái bình ổn và phát triển. Tất nhiên, số liệu khảo sát tích cực của các doanh nghiệp Việt đã góp phần tạo nên bàn thắng này.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý III năm 2022 với 85,0% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý II năm 2022. Cụ thể, 49,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước lạc quan nhất với 85,5% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý II/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 84,3% và 82,4%. (Theo Hiếu Phương – Tạp chí Kinh tế và Dự báo)
Tuy nhiên
Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam đã bình ổn trở lại và đang trên đà phát triển, nhưng các doanh nghiệp thời gian vừa qua vẫn phải đối mặt với giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng cao, gây áp lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là chưa kể biến thể phụ BA.5 của biến chủng Omicron (chủng gây bệnh phổ biến nhất hiện nay của virus SARS-CoV-2) đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Đáng chú ý là biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2.
Trước diễn biến này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho mình một phương án tối ưu – chiến lược bền vững.
Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp quý III và IV năm 2022 bao gồm 5 biện pháp dưới đây.
1. Sử dụng công nghệ thông minh
Với tình hình tăng cao của giá nguyên liệu và dịch bệnh, thì các công nghệ sử dụng ít tài nguyên và tạo ra chất thải tối thiểu là lựa chọn thông minh nhất cho doanh nghiệp. Những thiết kế công nghệ phù hợp với thiên nhiên có thể thích ứng với địa phương, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phù hợp với văn hóa, vì vậy chúng giúp tiết kiệm chi phí và bền vững hơn.
2. Sử dụng tài nguyên theo công suất thực hiện
Bất kỳ hệ thống nào cũng có thể duy trì một số lượng giới hạn các sinh vật trên cơ sở lâu dài được gọi là khả năng chịu đựng (carrying capacity). Khả năng chịu đựng của một môi trường là kích thước quần thể tối đa của một loài sinh vật có thể được duy trì trong môi trường cụ thể đó, do thức ăn, môi trường sống, nước và các tài nguyên khác có sẵn mang theo. Đối với con người, khái niệm khả năng chịu đựng có phần phức tạp hơn. Đó là vì không giống như các loài động vật khác, con người không chỉ cần thức ăn để sống, mà còn cần rất nhiều thứ khác để duy trì chất lượng cuộc sống. Tính bền vững của một hệ thống phụ thuộc phần lớn vào khả năng chịu đựng của hệ thống. Nếu khả năng chịu đựng của một hệ thống bị vượt qua (ví dụ, do khai thác quá mức tài nguyên), thì suy thoái môi trường sẽ diễn ra và tiếp tục cho đến khi nó đạt đến điểm không thể tái quay trở lại.
Khả năng chịu đựng có hai thành phần cơ bản là khả năng hỗ trợ, tức là khả năng tái tạo và hai là khả năng đồng hóa tức là khả năng chịu đựng các hoàn cảnh khác nhau. Để đạt được tính bền vững, điều rất quan trọng là phải sử dụng các nguồn lực dựa trên hai đặc tính trên của hệ thống. Mức tiêu thụ không được vượt quá khả năng tái sinh và không được phép xảy ra các thay đổi vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống.
(Theo báo chí nước ngoài)
3. Tiếp cận 3-R
3-R tượng trưng cho 3 chữ R trong 3 từ Reduce, Reuse, và Recycle (giảm thiểu, tái sử dụng và khả năng tái chế). Phương pháp này không mới nhưng vẫn chưa cũ, nó vẫn mang lại hiệu quả dài hạn trong việc tiết kiệm nhiên, nguyên vật liệu, và bảo vệ môi trường. Bởi môi trường cũng chính là một trong những tác nhân lớn tạo ra virus Corona.
4. Hình thành văn hoá doanh nghiệp xanh
Các biện pháp nêu trên không thể chỉ được tiến hành bởi một mình bạn. Chúng phải được phổ biến cho tất cả các thành viên của công ty từ những chức vụ thấp nhất. Khi đó, mọi nỗ lực của bạn mới có thể đạt hiểu quả tối ưu nhờ sự góp sức của nhiều cá nhân.
5. Tăng cường nhận thức về môi trường
Mọi người đều phải hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp trên đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay, thì sự phát triển mới thật sự bền vững. Khi đã nhận thức được điều này, mỗi cá nhân sẽ tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc áp dụng các biện pháp vào công việc hàng ngày của mình, cũng như bảo vệ sức khoẻ của mình. Quan trọng là, bạn phải làm sao để mọi người có thể cảm nhận được nguồn năng lượng của bạn, của thiên nhiên, môi trường và sức mạnh của sự đoàn kết.