1. Tình hình “lương” của nhân sự thế giới
1.1 Tình huống thường gặp
Dịch bệnh hoành hành đã xoay chuyển hình thức làm việc của người lao động trên khắp thế giới, từ làm việc “On-site” (tại chỗ) thành làm việc “Remote” và “Hybrid” (Từ xa và kết hợp).
Thông thường, các công ty lớn trả lương dựa trên loạt nguyên tắc chung bao gồm chi phí thuê lao động có trình độ trong khu vực cụ thể. Ví dụ, những nhân viên chuyển từ San Francisco đến thành phố kém phát triển hơn là Boise, Idaho bị giảm lương tới 25%.
Điều này thật sự có ý nghĩa cho đến tháng 3/2020, khi nhiều người lập tức di dời và tận hưởng lối sống làm việc từ xa vì sợ Covid-19, theo Bloomberg.
1. 2 Tình huống khó đỡ
Đó là câu chuyện khó khăn của nhân sự mùa Covid. Bên cạnh những câu chuyện đó, vẫn có nhiều trường hợp nhân sự bị giảm lương mà “không hề hay biết”.
Bạn có đang gặp phải trường hợp này? Dù câu trả lời là có hay không, thì bạn vẫn nên trang bị cho mình một ít kiến thức bên dưới để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
2. Sếp tự ý giảm lương là đúng hay sai?
Trước tiên, hãy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Sếp giảm lương mà không thông báo là đúng hay sai?”
2.1 Đặt vấn đề
Chị H (nhân viên tại một công ty bảo hiểm) chia sẻ: “Tôi làm việc tại công ty đã được 3 năm. Khoảng 2 tuần trước, tôi nhận được tiền lương đúng hạn như mọi khi. Vì quá quen với thủ tục này hàng tháng, nên tôi không hề nghi ngờ gì mà cất thẳng phong bì vào giỏ. Về đến nhà mở ra xem, thì tôi phát hiện mình được trả lương ít hơn số tiền đãng lẽ phải nhận được. Ngay lập tức, tôi liên hệ cho phòng kế toán để họ kiểm tra xem có sai sót gì trong quá trình tính và chi lương không. Tuy nhiên, không có một sai sót nào sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng. Sáng hôm sau, tôi lấy hết can đảm đến gặp sếp để trình bày sự việc. Và tôi nhận được câu trả lời của sếp trong sự ngỡ ngàng: ‘Công ty có quyền giảm lương khi người lao động không đảm bảo hiệu suất công việc’.”
Câu trả lời của vị sếp trên có thuyết phục được bạn? Nghe có vẻ thuyết phục thật, bởi suy cho cùng, bạn là người lao động, có trách nhiệm hoàn thành đúng hiệu suất các đầu việc được giao; còn giám đốc là người sử dụng lao động, có quyền hạn khen thưởng, phê bình, xử phạt nhân viên. Nhưng, Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 ghi rõ:
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”
2.2 Kết luận
Như vậy, có thể kết luận rằng, “việc tự ý giảm lương” mà không thông báo với nhân viên trước 3 ngày (kể từ ngày nhận lương) chính là hành vi vi phạm hợp đồng lao động và vi phạm luật lao động. Chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trong trường hợp thông báo trước 3 ngày nhưng không có sự chấp thuận của người lao động, thì người sử dụng lao động vẫn phải trả đủ số tiền như trong hợp đồng lao động.
3. Quyền của người lao động
Khi bị cắt giảm lương đột ngột, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động. Kết luận này căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019:
“2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”